Thực hiện Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 02/4/2024 của UBND thành phố tổ chức tập huấn về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Sáng ngày 28/5/2024 UBND phường phối hợp với phòng lao động TB&XH thành phố tổ chức Tập huấn Hướng dẫn thực hiện một số chính sách đối với người có công với cách mạng

Thực hiện Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 02/4/2024 của UBND thành phố tổ chức tập huấn về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Sáng ngày 28/5/2024 UBND phường phối hợp với phòng lao động TB&XH thành phố tổ chức Tập huấn Hướng dẫn thực hiện một số chính sách đối với người có công với cách mạng, về dự có đồng chí Nguyễn Xuân Linh, Phó Phòng lao động TB&XH thành phố trực tiếp lên lớp tập huấn hướng dẫn. Tại hội nghị có các đồng chí đại diện Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ và các ban ngành đoàn thể, các đồng chí bí thư, tổ trưởng tổ dân phố và đại diện các đối tượng đang hưởng chế độ chính sách trên địa bàn phường. Hội nghị đã được hướng dẫn các nội dung:

I. CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

- Người có công và thân nhân được hưởng các chế độ ưu đãi: Trợ cấp thường xuyên, trợ cấp một lần, điều dưỡng, bảo hiểm y tế, ưu đãi trong giáo dục - đào tạo, hỗ trợ về nhà ở, đất ở; khi từ trần hỗ trợ mai tảng phí, thân nhân được hưởng tuất.

- Người tham gia kháng chiến được hưởng các chế độ ưu đãi: Trợ cấp thường xuyên, trợ cấp một lần, Bảo hiểm y tế, khi từ trần hỗ trợ mai táng phí

II. QUY TRÌNH, HỒ SƠ GIẢI QUY MỘT SỐ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ƯU ĐÃI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

1. Giải quyết thêm trợ cấp thương binh đối với trường hợp đồng thời là bệnh binh hoặc người hưởng mất sức lao động.

- Điều kiện: Thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên; bệnh binh được giám định lần cuối cùng có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% trở lên; thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên đang hưởng mất sức lao động do Bảo hiểm xã hội chi trả.

- Quy trình giải quyết: Cá nhân làm đơn kèm các giấy tờ liên quan gửi UBND cấp xã xác nhận và nộp trực tiếp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

2. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận, giải quyết chế độ Người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học.

- Điều kiện, tiêu chuẩn:

+ Người hoạt động kháng chiến phải có một trong các giấy tờ, hồ sơ chứng minh đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01/8/1961 đến ngày 30/4/1975 tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học (chiến trường B,C,K và 10 xã thuộc huyện Vĩnh Linh).

+ Bản thân bị vô sinh hoặc sinh con bị dị dạng, dị tật bẩm sinh hoặc bị mắc một trong các bệnh do Bộ Y tế quy định.

+ Con bị dị dạng, dị tật bẩm sinh suy giảm khả năng lao động 61% trở lên.

- Quy trình giải quyết: Cá nhân làm đơn kèm giấy tờ hồ sơ, bệnh án điều trị theo Thông tư 32/2023/TT-BYT hoặc giấy xác nhận tình trạng dị dạng, dị tật của con, giấy khai sinh của con gửi UBND cấp xã xác nhận, gửi hồ sơ về cấp huyện để gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh thực hiện giám định suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên (bổ) 61% trở lên (con) thì được hưởng chế độ.

3. Chế độ mai táng phí và tuất từ trần.

- Nguyên tắc: Người hưởng nhiều chế độ chỉ được giải quyết 1 lần mai táng phí; người có công đang hưởng lương hưu hoặc mất sức lao động do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả thì mai táng phí do cơ quan Bảo hiểm xã hội thực hiện; người có công và thân nhân liệt sĩ, con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp thường xuyên chết thì được hưởng thêm 3 tháng trợ cấp và chế độ mai táng phí; các đối tượng: cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ

tiền khởi nghĩa; thương binh, bệnh binh, người nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ 61% trở lên từ trần thì nhân nhận được hưởng tuất theo quy định (con để hưởng đến 18 tuổi hoặc đang đi học hoặc khuyết tật nặng)

- Quy trình, hồ sơ: Thân nhân nộp bản khai kèm giấy chứng tử, giấy ủy quyền và bản sao một trong các giấy tờ liên quan tại Trung tâm hành chính công cấp xã.

- Mức hưởng mai táng phí: 10 tháng lương cơ bản tại thời điểm từ trần.

4. Chế độ Bảo hiểm y tế.

- Nguyên tắc: Người hưởng nhiều chế độ chỉ được giải quyết cấp 1 thẻ Bảo hiểm y tế người có công đang hưởng lương hưu hoặc mất sức lao động do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả thì bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp và được chuyển mã thẻ ưu tiên của người có công.

- Người có công và thân nhân của liệt sĩ, thân nhân của các đối tượng: cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa; thương binh, bệnh binh, người nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ 61% trở lên được cấp thẻ bảo hiểm y tế (con đẻ thì đến 18 tuổi hoặc đang đi học hoặc khuyết tật 61% trở lên)

- Quy trình: Đối tượng nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công cấp xã.

5. Thăm viếng và di chuyển hài cốt liệt sĩ.

- Điều kiện để thực hiện: Mộ liệt sĩ có đầy đủ thông tin đã được an táng trong hoặc ngoài nghĩa trang liệt sĩ do ngành Lao động - TB&XH quản lý

- Quy trình, hồ sơ: Thân nhân liệt sĩ đến UBND cấp xã để được: cấp mẫu đơn đề nghị thăm viếng mộ liệt sĩ (kèm giấy báo tin mộ, bản sao chứng thực quyết định trợ cấp thờ cúng/giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ); cấp mẫu đơn đề nghị di chuyển hài cốt liệt sĩ (kèm giầy báo tin mộ)

- Cá nhân nộp hồ sơ tại:

+ Trung tâm hành chính công cấp huyện để được cấp giấy giới thiệu thăm viếng mộ liệt sĩ (phòng Lao động-Thương binh và Xã hội)

+ Trung tâm hành chính cấp tỉnh để được cấp giấy giới thiệu di chuyển hài cốt liệt sĩ (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)

- Nếu mộ liệt sĩ còn thiếu hoặc sai lệch thông tin, thân nhân làm đơn đề nghị xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin bằng phương pháp thực chứng hoặc lấy mẫu giám định ADN trước khi di chuyển.

6. Tìm kiếm mộ liệt sĩ.

- Thân nhân chưa biết mộ liệt sĩ thì thực hiện quy trình tìm kiếm mộ liệt sĩ dựa vào các căn cứ: Giấy báo tử đã được Ban chỉ huy quân sự tỉnh giải mã phiên hiệu đơn vị, thông tin tử đồng đội, bạn cùng chiến đấu... để xác định địa bàn nơi liệt sĩ hy sinh.

- Thân nhân đến UBND cấp xã để được cấp giấy giới thiệu đi tìm kiếm mộ liệt sĩ được quy định tại Thông tư 298/2017/TT-BQP. Sau đó chuyển giấy giới thiệu kèm bản sao giấy báo tử hoặc Bằng Tổ quốc ghi công đến Bộ chỉ huy quân sự tỉnh nơi liệt sĩ Ty sinh để được hỗ trợ tìm kiếm thông tin mộ liệt sĩ.

TIỆN ÍCH CỦA VIỆC CHI TRẢ TRỢ CẤP ƯU ĐÃI AN SINH XÃ HỘI KHÔNG DÙNG TIEN MAT

- Người dân thuộc diện được hưởng chính sách trợ cấp an sinh xã hội đảm bảo nhận trợ cấp đầy đủ, nhanh chóng, đúng số tiền theo danh sách chi trả do ngành Lao động. Thương binh – Xã hội cung cấp. Công tác tổ chức chỉ trả được thực hiện một cách khoa học và hợp lý, đảm bảo an toàn, tiết kiệm thời gian của người nhận trợ cấp an sinh xã hội.

- Đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; tránh tình trạng mất cắp, giảm chi phí in ấn và vận chuyển tiền mặt; sử dụng các phương thức thanh toán điện tử cũng giúp tăng tính minh bạch và hiệu quả trong việc quản lý chỉ trả của nhà nước; khẳng định quyền an sinh của người dân với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

- Nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán và thu nhập cá nhân, bảo đảm chi trả đúng đối tượng, góp phần vào công tác phòng, - tham nhũng trên địa bàn thành phố.

Tại hội nghị các đại biểu đã thảo luân sôi nổi các nội dung về chế độ chính của nhà nước trong thời gian qua, cũng như một số vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện thực hiện thủ tục, chi trả chế độ. Đại diện phòng lao động TB&XH đã trả lời làm rõ các nội dung liên quan về chế độ chính sách của nhà nước.

Một số hình ảnh buổi tập huấn: 

Toàn cảnh buổi tập huấn

Đ/c Phan Xuân Linh - phó trưởng phòng LĐTB xã hội thành phố 

Đ/c Nguyễn Văn Minh - PCT UBND phường phát biểu khai mạc buổi tập huấn


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 264.403
    Online: 12
    ipv6 ready